J&T Express góp sức trồng rừng, giảm phát thải và ứng phó biến đổi khí hậu #3

Theo đó, trong giai đoạn 1 J&T Express đã tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm nội (tràm cừ), giúp mở rộng thêm 1 hecta rừng tràm ngập phèn tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQG UMT), tỉnh Kiên Giang. Sau đó, J&T Express sẽ phối hợp cùng TTTT TNMT theo dõi và chăm sóc rừng tràm mới trồng trong 3 năm để đảm bảo cây được sinh trưởng và phát triển tốt.

Thông qua hoạt động, J&T Express mong muốn góp phần chung tay trong hoạt động thiết thực nâng cao độ che phủ của rừng; góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hình thành lá phổi xanh cho Việt Nam cũng như khôi phục hệ sinh thái rừng tràm cừ trên đất ngập phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, tôn tạo khu di tích lịch sử U Minh mang lại không khí sạch, tạo nên lá phổi xanh cho môi trường.

Ông Đoàn Trường Giang – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết: “ Biến đổi khí hậu tác động đến các hệ sinnh thái, đa dạng sinh học, môi trường con người và gây ảh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu có nhiều cách, trong đó, trồng cây bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù như tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng là điều cấp thiết. Chúng tôi đánh giá cao tinh thần hợp tác của J&T Express và VQG U Minh Thượng trong việc trồng và phát triển thêm rừng tràm nội (tràm cừ), giúp phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái rừng đầm lầy than bùn trước sự sụt giảm và hao hụt do biến đổi khí hậu và thảm họa cháy rừng trong quá khứ gây ra ”.

Cây tràm nội (tràm cừ) là loài cây có sức sống mãnh liệt, phù hợp thổ nhưỡng đất ngập phèn và điều kiện thời tiết tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ngoài ra, cây tràm nội có khả năng chống xói mòn và hấp thụ lượng CO2e tốt hơn nhiều loại cây trồng khác. Theo Ban thư ký Công ước Ramsar*, khả năng hấp thụ CO2 ở các khu vực đất ngập nước có thể cao gấp 55 lần rừng nhiệt đới. Trong đó, cây tràm có khả năng hấp thụ CO2 từ 200 tấn/hecta (đối với cây dưới 10 năm tuổi) đến 270 tấn/hecta (đối với cây trên 10 năm tuổi). Thông tin từ Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng dự tính, 1 hecta rừng tràm nội được trồng mới, trong tương lai sẽ góp phần “khoá” 120 tấn CO2e sau 5 năm, và 240 tấn CO2e sau 10 năm**. Dự tính này được đánh giá dựa trên kết quả của các nghiên cứu về sinh khối, khả năng hấp thụ carbon và lượng hấp thụ CO2e của các loài cây do trung tâm tổng hợp và thực hiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *